Hướng dẫn đi khám ở Bệnh viện Việt Đức nhanh nhất.

Đi khám bệnh ở Bệnh viện Việt Đức có lâu không? Làm thế nào để khám nhanh nhất tại Bệnh viện Việt Đức ……Mỗi lần cần phải đi khám bệnh ở các tuyến trung ương hay Bệnh viện hạng đặc biệt là một điều vô cùng khó khăng với hầu hết tất cả mọi người. Mặc dù hiện nay các Bệnh viện đều có nhân viên hướng dẫn tận tình, tuy nhiên với lượng bệnh nhân đông thì các nhân viên cũng xoay không xuể. Vì vậy V.Medical Channel sẽ hướng dẫn mọi người các bước đi khám tại các bệnh viện tuyến trung ương một cách nhanh nhất.

Xem thêm bài viết : Hướng dẫn khám BHYT tại Bệnh viện Mắt TW

1. Địa chỉ Bệnh viện Việt Đức.

Thường khi tìm kiếm trên mạng ta thường thấy là địa chỉ Bệnh viện Việt Đức là 40 tràng thi. Tuy nhiên cổng này chỉ để cho khách đến làm việc. Nếu vào khoa khám bệnh hay Khoa khám bệnh theo yêu cầu người bệnh nên đi tại cổng 16-18 Phủ Doãn hoặc cổng số 8 Phủ Doãn.

Bệnh viện Việt Đức có 3 cổng vào:

  • Cổng 40 Tràng Thi – Cổng này không dành cho bệnh nhân đi khám, mà là cổng hành chính
  • Cổng 16-18 Phủ Doãn (cổng số 1) – Là cổng vào Khoa Khám bệnh, Khoa khám theo yêu cầu C4 và Khoa cấp cứu
  • Cổng 8 Phủ Doãn – Là cổng vào Khoa điều trị theo yêu cầu 1C

2. Đi đến Bệnh viện Việt Đức như thế nào ?

Đối với người Bệnh ở Hà Nội thì chắc hẳn sẽ rất dễ dàng để di chuyển đến bệnh viện. Tuy nhiên tại Bệnh viện Việt Đức chỗ gửi xe ô tô thường xuyên quá tải vì vậy không nên lựa chọn hình thức di chuyển bằng ô tô cá nhân. Nếu bất đắc dĩ bạn có thể gửi xe tại Cung văn hóa hữu nghị việt xô cách Bệnh viện việt đức 500m và đi bộ ngược lại.

Đối với người bệnh ở các tỉnh thành khác, khi di chuyển đến Bến xe có thể lựa chọn các hình thức như :

  • Xe bus : Tuyến bus số 02 Bác Cổ – Bến xe Yên Nghĩa. Tuyến bus số 09 Bờ Hồ – Cầu Giấy – Bờ Hồ. Tuyến bus số 32 Giáp Bát – Nhổn
  • Taxi : Nên lựa chọn di chuyển bằng taxi công nghệ như : Be, grab…. Để tiết kiệm chi phí và tránh hiện tượng chặt chém.
  • Xe ôm : Nên lựa chọn di chuyển bằng xe ôn công nghệ như : Be, grab…. Để tiết kiệm chi phí và tránh hiện tượng chặt chém, lừa đảo.

Khoảng cách từ Bệnh viện Việt Đức đến các Bến Xe

  • Bến xe Mỹ đình khoảng 10km;
  • Cách bến xe Giáp bát khoảng 6km;
  • Cách bến xe Gia lâm khoảng 6Km;
  • Cách bến xe Yên nghĩa khoảng 15km

3. Thời gian làm việc của Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức có khám Thứ 7, Chủ nhật không?

Mỗi khoa khám của Bệnh viện Việt Đức sẽ có thời gian làm việc khác nhau:

  • Khoa Cấp cứu luôn có bác sĩ trực 24/24
  • Khoa khám bệnh: làm việc Thứ 2 – Thứ 6, bắt đầu đăng ký từ 6h00
  • Khoa khám theo yêu cầu C4: làm việc Thứ 2 – Thứ 7, bắt đầu từ 7h30
  • Khoa điều trị theo yêu cầu 1C: làm việc Thứ 2 – Thứ 7, bắt đầu từ 7h30

4. Sơ đồ bệnh viện

Bệnh viện Việt Đức có nhiều khu khám, người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi đi khám để không mất thời gian khi đi khám:

  • Khoa khám bệnh: Bạn đến cổng 16-18 Phủ Doãn, đi thẳng vào trong khoảng 30m sẽ thấy khu đăng ký khám bệnh.
  • Khoa khám theo yêu cầu C4: Bạn cũng đi từ cổng 16-18 Phủ Doãn, khu đăng ký khám theo yêu cầu C4 ở bên cạnh khu đăng ký khám thường.
  • Khoa điều trị theo yêu cầu 1C (nếu người bệnh muốn đến khám và điều trị tự nguyện): Bạn đến cổng 8 Phủ Doãn, gửi xe và đi vào đăng ký khám.

5. Bệnh gì thì nên khám ở Bệnh viện Việt Đức

Bệnh gì thì nên khám ở Bệnh viện Việt Đức là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi nhắc đến Việt Đức, có lẽ rất nhiều bạn đọc sẽ nghĩ đến ngay rằng đây là bệnh viện chuyên về ngoại khoa, phẫu thuật, đặc biệt là các nhóm bệnh Thần kinh, Cơ xương khớp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, bệnh viện còn có đội ngũ bác sĩ đầu ngành và chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khác. Và thực tế là, không chỉ phẫu thuật, các bác sĩ tại bệnh viện vẫn khám và điều trị hiệu quả các nhóm bệnh nội khoa.

5.1 Thần kinh

Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh của Bệnh viện Việt Đức gồm 3 khoa:

  • Khoa Thần kinh I: Khám chữa bệnh ngoại khoa thần kinh trong chấn thương và bệnh lý sọ não, tuỷ sống, dây thần kinh ngoại vi.
  • Khoa Thần kinh II:  Khám, tư vấn và điều trị cho tất cả các bệnh nhân có bệnh lý Phẫu thuật sọ não và cột sống, tủy sống
  • Khoa Nội – Hồi sức thần kinh: Khám, chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân có bệnh lý thần kinh, đặc biệt là các nhóm bệnh về động kinh, Parkinson, tai biến mạch máu não…

Một số bác sĩ chuyên khoa thần kinh có lịch khám thường xuyên như:

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội Thần kinh
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân, Phó khoa Phẫu thuật Thần kinh I
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hồng Nhân, Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh II

5.2 Cơ xương khớp

Để khám cơ xương khớp ở bệnh viện, bạn đọc cũng có nhiều sự lựa chọn:

  • Khoa Khám xương và điều trị ngoại trú: Khoa khám và điều trị các nhóm bệnh Nội cơ xương khớp và phối hợp điều trị Ngoại cơ xương khớp với các khoa khác.
  • Khoa Chi trên và Y học thể thao: Khám và điều trị các nhóm bệnh ở chi trên và chấn thương trong thể thao.
  • Khoa Chi dưới: Tư vấn, khám và điều trị các nhóm bệnh lý về cơ, xương, khớp thuộc vùng xương chậu đến bàn chân.
  • Khoa Chấn thương chung: Khám, điều trị tất cả các nhóm chấn thương xương khớp.

Một số bác sĩ tại khoa:

  • Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đình Hòa, bác sĩ khoa Cột sống
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Cường A, Phó khoa Cột sống

5.3 Tiêu hóa

Khoa Tiêu hóa tại bệnh viện hiện triển khai hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ khám, điều trị. Các bác sĩ tại khoa đã thực hiện thành công nhiều ca điều trị khó, phức tạp. Đặc biệt nhiều ca phẫu thuật gan, tụy, ghép tạng… đã thực hiện thành công tại đây.

Một số bác sĩ Tiêu hóa tại bệnh viện:

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Việt Khánh, Phó trưởng khoa Tiêu hóa
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Phúc Khánh, làm việc tại Trung tâm phẫu thuật đại trực tràng và tầng sinh môn

5.4 Trung tâm Nam học

Trung tâm Nam học của Bệnh viện Việt Đức là địa chỉ được nhiều anh em truyền tai về chất lượng khám và điều trị. Tại đây, điều trị hiệu quả hầu hết các bệnh, rối loạn mà nam giới gặp phải.

Một số bác sĩ tại Trung tâm:

  • PGS.TS. Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Hoàng Giang, Phó Giáo đốc Trung tâm Nam học

6. Khám Bệnh tại Bệnh viện Việt đức có đắt không

Danh mụcChi phí (VNĐ)
Khám tại Khoa khám bệnh39.000
Khám Tai Mũi Họng tại Khoa khám bệnh70.000
Khám Nam khoa tại Khoa khám bệnh100.000
Khám tại Khoa khám theo yêu cầu C4 và Khoa điều trị theo yêu cầu 1C300.000 (khám với Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I) 500.000 (khám với Trưởng khoa, Phó khoa, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II)
Ngoài ra, nếu người bệnh mượn xe đẩy, cáng… để di chuyển phải tạm ứng tiền, sau khi trả đồ thì nhân viên sẽ trả lại tiền cọc. 

Bạn nên chuẩn bị trước các chi phí như: tiền khám; tiền chụp chiếu, xét nghiệm; tiền thuốc; tiền cọc (nếu mượn đồ của Bệnh viện)…  Do khối lượng người bệnh đến thăm khám đông nên cũng là nơi cho các cò mồi, lừa đảo, trộm cắp hoành hành. Bạn nên chú ý bảo quản tài sản, chỉ nên nghe theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không ngheo theo cò mồi dẫn dắt.

7. Kinh nghiệm khám nhanh nhất và lưu ý.

  • Bệnh viện gần như rất ít chỗ để xe ô tô, thường xuyên hết chỗ. Nếu cần thiết đi ô tô, bạn có thể gửi tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (cách đó 500m).
  • Nếu đi xe máy, mọi người có thể gửi ở các bãi gửi xe dọc đường Phủ Doãn hoặc gửi tại cổng 14 Phủ Doãn.
  • Khoảng 8h00 – 9h30, các bãi gửi xe máy của Bệnh viện cũng hết chỗ. Khi đó, bạn có thể đi dọc đường Phủ Doãn, đến bãi gửi xe của Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện K để gửi. Nếu vẫn không còn chỗ thì bạn đi lên Bệnh viện Việt Nam – Cuba (cách Việt Đức khoảng 400m).
  • Làm thủ tục tại tầng 1 nhà C4. Bạn đi vào cổng 16-18 Phủ Doãn, nhìn bên tay trái thấy C4 thì vào để Đăng ký (nếu khám tại Khoa điều trị theo yêu cầu 1C thì đến cổng số 8 Phủ Doãn).
  • Sau khi vào nhà C4, người bệnh điền thông tin và phiếu khám, lấy số đăng ký khám tại quầy Đăng ký khám bệnh (quầy đăng ký khám theo yêu cầu và quầy đăng ký khám thường là khác nhau).
  • Các hàng cột ở giữa lối đi có để sẵn phiếu Đăng ký khám, bạn có thể viết phiếu đăng ký, điền thông tin sau đó mang đến Quầy để nhân viên Bệnh viện tiếp nhận.
  • Vào các buổi sáng đầu tuần (thứ 2,3,4) bệnh viện có rất đông bệnh nhân nên có thể xảy ra tình trạng quá tải, chờ đợi lâu. Nếu bạn đi khám vào buổi chiều hoặc các ngày thứ 5, thứ 7 thì sẽ đỡ đông hơn.

V.Medical Channel Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *