Sa ruột, sa bao tử, thoát vị bẹn, thoát vị bụng. Chú ý các khối u lồi trên bụng hay vùng bẹn.

Sa ruột (thoát vị ruột) hay sa bao tử (thoát vị khe) có thể bắt đầu bằng đau bụng hoặc khó chịu. Lâu dần, nhũng thoát vị này có thể có những biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, viêm hoạt tử ruột, viêm bao tử, hay nhiễm trùng cấp. Hiện tượng sa ruột, thoát vị có thể đã xảy ra rồi mà bệnh nhân vẫn không hề hay biết. Tới một lúc nào đó, do một động tác liên quan tới bụng, một cơn ho hoặc sau một chuyến đi nhọc mệt,… người bệnh bỗng cảm thấy đau nhói ở điểm thoát vị kèm theo hiện tượng buồn nôn hoặc nôn ói, không đại tiện và trung tiện (đánh hơi) được.

Bài viết này chỉ ra 3 loại thoát vị hay gặp, chẩn đoán, chữa trị, và cách phòng ngừa sa ruột và sa bao tử.

1.Sa ruột (thoát vị ruột) hay sa bao tử (hiatal hernia) là gì?

Sa ruột xảy ra khi ruột, hay một phần mềm bên trong cơ thể, bị trượt (sa) vào một vị trí, thường la do áp lực Tượng tự như vậy, sa bao tử xảy ra khi một phần bao tử trượt vào (sa) sâu vào trong cơ hoành. Bình thường, thành bụng chúng ta được bao bọc bằng các cơ và mô kín nhằm bảo vệ ruột và cơ quan nội tạng bên trong.

Ruột và bao tử là cơ quan tiêu hóa quan trọng bên trong thành bụng và có thể dịch chuyển tới lui khi chúng ta ăn uống hay khi cơ thể chúng ta cử động. Khi bên trong thành bụng tăng áp lực ví dụ như đi cầu khi táo bón, rặn đẻ sinh con, có thể ép ruột hay các cơ quan mềm như bao tử có thể đi vào (sa) vào giữa thành bụng, trên thành bụng, hay ép vào sâu giữa các chỗ gấp khúc.

Đôi khi, các mô cơ chỗ thành bụng hay các chỗ bao bọc khác trong đường tiêu hóa có thể yếu hơn, khiến ruột hay các cơ quan khác có thể trượt thêm vào, tạo ra hiện tượng thoát vị sa ruột hay sa bao tử.

2. Các loại thoát vị (sa ruột và bao tử) hay gặp

Tùy vào vị trí và cơ quan nội tạng bị sa mà có 3 loại thoát vị chính là thoát vị bụng, thoát vị bẹn, và thoát vị vết thương.

2.1 Thoát vị bụng:

Thoát vị bụng xảy ra khi các cơ quan nội tạng trong bụng chạy ra khỏi vị trí, kẹt vào thành bụng.

Có 3 loại thoát vị bụng hay gặp là thoát vị khe bao tử (hiatal hernia), thoát vị xung quanh bao tử (epigastric hernia), và thoát vị rốn (umbilical hernia).

Ở thoát vị khe, phần trên của bao tử bị ép lên trên một phần do bị áp lực, hay béo phì, hoặc do yếu cơ hoành. Thoát vị xung quanh bao tử xảy ra khi một đoạn ruột sa vào giữa khe yếu của các cơ thành bụng, tạo ra một khối lồi u bên ngoài. Thoát vị rốn xảy ra do một đoạn ruột sa vào phần cơ xung quanh rốn, làm rốn lồi ra. Trường hợp của Chaien (trong truyện Nobita) lồi rốn có thể là do thoát vị rốn vì béo phì.

2.2 Thoát vị bẹn :

Tình trạng nội tạng xuất hiện các túi phình hoặc mô bị trồi ra, dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu chính là bị thoát vị. Những vị trí hở hoặc yếu của cơ thể sẽ rất dễ gây nên những ổ thoát vị.

Trong các loại thoát vị thành bụng thì thoát vị bẹn là loại hay gặp nhất. Tình trạng này ra khi một tạng ổ bụng bị di chuyển khỏi vị trí và tạng này chui qua ống bẹn, đi xuống bìu. 

Đặc biệt khi bệnh nhân đi lại, hoạt động hoặc làm việc thì khối thoát vị bẹn – bìu này sẽ gia tăng kích thước. Nghiêm trọng hơn là khi ruột bị sa xuống và chèn ép các cơ quan khác trong khoang bụng, tình trạng thoát vị như vậy gây nghẹt dẫn đến biến chứng nguy hiểm đó là bị hoại tử ruột.

2.3 Thoát vị vết thương thành bụng

Thoát vị thành bụng là một bệnh lý xảy ra do một phần ruột dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu của mình và lọt ra khỏi thành bụng. Phần ruột này nằm dưới da bụng và có thể nhìn thấy, sờ nắn được. Thoát vị thành bụng thường là do biến chứng sau phẫu thuật ở vùng bụng. Tại vết mổ cũ, lớp cơ yếu kết hợp với áp lực xoang bụng tăng khiến cho khối tạng bên trong dễ bị thoát ra ngoài. Trường hợp này gọi là thoát vị thành bụng sau mổ.

3. Triệu chứng thoát vị

Tùy vào cơ quan bị sa và mức độ sa mà bệnh nhân có những triệu chứng khác nhau. Ví dụ như sa ruột vùng bẹn có thể không có triệu chứng gì lúc đầu do vị trí sa là ít và phần ruột bị sa có thể co lại lúc ban đầu. Theo thời gian, nếu không phát hiện và chữa trị thì mỗi lần áp lực trong bụng tăng do đi vệ sinh, phần ruột lại bị đẩy thêm sâu vào phần khe hở. Dần dần ruột có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn đến đau bụng cấp tính, sốt, nhiễm trùng, và bệnh nhân cần phải nhập viện để phẫu thuật cắt bỏ phần ruột hoại tử.

Với sa bao tử (thoát vị khe hoành), triệu chứng ban đầu có thể là ợ chua, khó chịu, như bệnh viêm loét bao tử. Khi bệnh nhân uống thuốc kháng acid một thời gian mà vẫn không hết thì nên nghĩ đến chẩn đoán sa bao tử.

4. Điều trị thoát vị như thế nào

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của thoát vị và vị trí, triệu chứng mà cách chữa khác nhau. Các ca nhẹ có thể theo dõi, thay đổi chế độ ăn uống và giảm cân. Với các ca nặng thì phẫu thuật để vá lại khe bị sa và tăng cường sức khỏe vòng bụng sẽ khiến việc thoát vị ít bị xảy ra sau này.

Phẫu thuật chữa thoát vị ngày nay chủ yếu là mổ nội soi. BS sẽ đưa vào dụng cụ nội soi vào bên trong thành bụng qua các 1-2 lỗ nhỏ, sau đó dùng dùng mảng lưới (mess) lót đệm và phẫu thuật khâu vá lại thành bụng bị hở. Các kỹ thuật mổ nội sao ngày nay có thể dùng Robot mổ hỗ trợ, như hệ thống da Vinci Robotic khiến cho việc mổ chính xác và ít mất máu hơn.

Tại Mỹ, BS chuyên khoa mổ thoát vị thường là BS chuyên khoa ngoại tổng quát (General surgeon), đã làm nội trú ít nhất 5 năm, sau đó học thêm 1-2 năm chuyên sâu Fellowship về phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (Minimally invasive surgery).

5. Làm thế nào để ngăn ngừa thoát vị (sa ruột)

Do nguyên lý xảy ra của thoát vị là áp lực thành bụng và cơ bao bọc thành bụng yếu. Việc quan trọng nhất là bệnh nhân phải giảm cân, ăn uống ít nhưng nhiều lần để giảm tải cho bao tử (trong trường hợp thoát vị khe hoành), ăn nhiều chất xơ và rau tươi để hạn chế táo bón vì mỗi lần táo bón đi cầu sẽ tăng rủi ro ruột hay bao tử bị đẩy ra ngoài. Bệnh nhân cần tập thể dụng vùng bụng để củng cố các cơ bắp.

Phụ nữ sinh con xong thường bị rủi ro bị thoát vị vùng rốn do bụng phình to lúc mang thai. Ở trường hợp này, tập thể dục sau khi sanh để tăng cường vòng bụng là cách tốt nhất để ngăn ngừa thoát vị rốn.

Các nghiên cứu chỉ ra có sự liên hệ giữa béo phì và thoát vị khe hoành, vì vậy BS thường khuyên bệnh nhân giảm cân trước khi bắt đầu các ca mổ vùng bụng để giảm rủi ro bị thoát vị do vết thương.

Kết Luận

Thoát vị (sa ruột hay sa bao tử) là các hiện tượng thường gặp khi cơ quan nội tạng bị ép kẹt vào các khe thành bụng hay cơ hoành, tăng rủi ro bị tổn thương, hoạt tử, hay nhiễm trùng.

Giảm cân, tập thể dục vùng bụng để giảm vùng bụng hay tập thể dục sau khi sinh con là cách ngăn ngừa thoát vị. Chú ý các khối u lồi trên bụng hay vùng bẹn, gặp BS ngay để chẩn đoán sớm thoát vị sẽ có kết quả chữa trị tốt.

V.Medical Channel tổng hợp từ Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *