Nhịp tim của trẻ là bao nhiêu? cách theo dõi nhịp tim.

Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Cách đếm nhịp tim của trẻ là như thế nào? Nhịp tim bình thường của trẻ em là bao nhiêu theo độ tuổi? Trẻ em nhịp tim nhanh cảnh báo nhiều dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Xem thêm bài viết : Thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm?

1. Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu?

Nhịp tim là số lần tim đập trong một phút. Nhịp tim phụ thuộc rất lớn vào tuổi tác, giới tính, trọng lượng cơ thể và trạng thái hoạt động. Nhìn chung, trẻ càng lớn thì nhịp tim càng giảm đi: 

  • Trẻ sơ sinh: 100-160 nhịp/phút.
  • Trẻ từ 2-5 tháng tuổi: 90-150 nhịp/phút. 
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: 80-140 nhịp/phút. 
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: 80-130 nhịp/phút.
  • Trẻ từ 3-6 tuổi: 75-125 nhịp/phút. 
  • Trẻ từ 7-12 tuổi: 75-110 nhịp/phút. 
  • Trẻ từ 13-15 tuổi: 60-100 nhịp/phút. 

Khi trẻ càng lớn thì các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, huyết áp sẽ càng giảm theo từng độ tuổi. Để biết nhịp tim bình thường của trẻ em là bao nhiêu một cách chính xác thì nên đo khi trẻ đang tỉnh táo, không vận động như chạy nhảy hoặc chơi đùa. Nếu đo lúc trẻ khóc hay đang hoạt động thì nhịp tim của trẻ sẽ cao hơn mức bình thường. Nhịp tim cũng có thể giảm xuống dưới mức bình thường khi trẻ ngủ.

Khi trẻ vận động ở cường độ cao, nhịp tim đo được có thể lên đến 220 lần/phút. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng, nếu sau khi trẻ vận động khoảng 6 phút mà nhịp tim không trở về bình thường, đi kèm với các dấu hiệu như hồi hộp, đau tức ngựckhó thở thì cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ, vì đó có thể là biểu hiện của rối loạn nhịp tim nhanh.

2. Nhận biết nhịp tim không bình thường của trẻ ?

Trên thực tế, không phải lúc nào nhịp tim cũng ổn định mà có xu hướng lên xuống liên tục. Nhịp tim nhanh khi trẻ gia tăng mức độ vận động, vui mừng hay buồn bã, lo âu là điều bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ em nhịp tim nhanh ngay cả khi nghỉ ngơi, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý rối loạn nhịp tim. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để được điều trị hiệu quả, tránh để lại những biến chứng khôn lường. 

Nhịp tim của trẻ được cho là quá nhanh khi nó thay đổi theo độ tuổi như sau:

  • Nếu nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh vượt quá 200 lần/phút;
  • Trẻ dưới 1 tuổi có nhịp tim vượt quá 160 lần/phút;
  • Trẻ 1 – 2 tuổi có nhịp tim vượt quá 140 lần/phút;
  • Trẻ 2 – 6 tuổi có nhịp tim vượt quá 130 lần/phút;
  • Trẻ 7 – 12 tuổi có nhịp tim vượt quá 120 lần/phút.

3. Đo nhịp tim của trẻ như thế nào?

Có hai cách để đo nhịp tim cho trẻ như sau:

  • Sử dụng máy đo nhịp tim (có những loại máy sp02 kẹp tay rất thuận tiện) : Cha hoặc mẹ lựa chọn một nơi yên tĩnh, có không gian thoáng và để trẻ ngồi hoặc nằm trong tư thế thoải mái. Lưu ý, cha mẹ nên đo lúc trẻ đang bình tĩnh. Nếu trẻ mới vừa vận động hoặc cười, khóc, cha mẹ nên đợi khoảng 5 phút khi nhịp tim của trẻ đã ổn định thì mới đo.
  • Cách đếm nhịp tim của trẻ thủ công: Đối với cách này, cha mẹ sẽ đặt ngón trỏ và ngón giữa lên mạch ở cổ, cổ tay hoặc nách của trẻ và đếm số nhịp mạch đập trong một phút. Cha mẹ có thể sử dụng chức năng đồng hồ bấm giờ có trong điện thoại hoặc đồng hồ bấm giờ thông thường để đo mạch của trẻ.

4. Thận trọng khi nhịp tim biến đổi bất thường

Nhịp tim bình thường của trẻ em thay đổi tùy theo độ tuổi. Nhịp tim không đều hay nhịp tim biến đổi bất thường là khi trẻ bị rối loạn nhịp tim hoặc tim đập quá nhanh, hoặc quá chậm, lúc này cha mẹ cần phải thận trọng và chú ý theo dõi trẻ nhiều hơn.

4.1 Rối loạn nhịp tim

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim ở trẻ có thể là do những dị tật tim bẩm sinh như hở hoặc hẹp van tim, hay do thay đổi cấu trúc của tim. Những dị tật này nếu để lâu làm cơ tim yếu đi.

Một số bệnh lý bẩm sinh khác như cao huyết áp hoặc đái tháo đường cũng gây rối loạn nhịp tim ở trẻ.

Ngoài ra, cho trẻ uống không đúng thuốc gây tác dụng phụ, sử dụng thực phẩm không an toàn, nhiễm độc, gây rối loạn điện giải, làm giảm lượng oxy ở trong máu, trẻ bị kích thích quá mức cũng làm trẻ bị rối loạn nhịp tim.

Một số dạng rối loạn nhịp tim ở trẻ thường gặp như: nhịp xoang nhanh hoặc chậm, rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh thất, rung thất,…

4.2 Tim đập quá nhanh

Những trường hợp tim đập quá nhanh là khi trẻ vận động hoặc đang bị căng thẳng, gào khóc, cơ thể trẻ đang phát nhiệt hoặc chảy máu, thiếu máu. Trẻ bị sốc hay viêm cơ tim cũng làm tim đập nhanh. Ngoài ra, một số trường hợp như khi trẻ dùng một số loại thuốc, hoặc do cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng cũng khiến nhịp tim tăng lên.

5. Xử lý thế nào khi nhịp tim trẻ đập nhanh? 

Thông thường, tình trạng nhịp tim trẻ em đập nhanh đột ngột do phản ứng sinh lý của cơ thể chỉ diễn ra trong vài phút. Tuy nhiên, nhịp tim nhanh do bệnh lý thường kéo dài đến vài tiếng, thậm chí là vài ngày và xuất hiện rất thường xuyên. Lúc này, cha mẹ có thể xử lý ngay lập tức bằng những biện pháp dưới đây để giúp con ổn định nhịp tim: 

  • Cho con nằm nghỉ một lúc: Bạn có thể giúp con giảm đánh trống ngực bằng cách dạy con hít thở sâu, nằm thư giãn hoặc thiền. 
  • Thực hiện nghiệm pháp valsava bằng cách xoa xoang động mạch cảnh. 
  • Rửa mặt cho trẻ bằng nước lạnh, đắp khăn lạnh vào gáy giúp giảm nhịp tim nhanh chóng. 
  • Cho trẻ uống thuốc chống rối loạn nhịp tim hoặc thuốc đã được chỉ định trước đó. 
  • Đo nhịp tim định kỳ cho trẻ. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho tim mạch, đồng thời hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ. 
  • Cùng trẻ xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. 
  • Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Nhịp tim trẻ em đập nhanh tưởng như vô hại nhưng tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con, cha mẹ nên lưu ý những dấu hiệu trên và xử lý kịp thời khi trẻ có dấu hiệu nhịp tim nhanh nhé. 

V.Medical Channel Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *