Mỡ máu cao? giảm mỡ mỡ máu thế nào?

Mỡ máu cao là hiện tượng cholesterol, triglyceride tăng cao khi cơ thể dư thừa chất béo không kịp đào thải hoặc chuyển hóa. Điều này sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu. Mỡ máu cao có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh hoàn toàn có thể giúp giảm mỡ máu.

Xem thêm bài viết : Đột quỵ có thể xảy ra nếu như chủ quan với cơn thiếu máu não thoảng qua.

1.Tìm hiểu mỡ máu là gì ?

Mỡ máu hay còn được gọi là lipid máu, gồm nhiều thành phần khác nhau nhưng thành phần quan trọng nhất là cholesterol. Cholesterol là thành phần quan trọng nhằm giúp não bộ vận hành chức năng, dự trữ vitamin và sản xuất hormone cho cơ thể. 

Nhiều người cho rằng cholesterol là thành phần xấu, có thể gây hại cho sức khỏe. Trên thực tế, cholesterol là một thành phần cần thiết trong cơ thể góp mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào , tiền chất tạo vitamin D và một số hormon, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Cholesterol chỉ gây hại khi có sự rối loạn giữa các loại cholesterol, mà bệnh lý điển hình gây ra là xơ vữa động mạch.

Vì là chất mỡ không hòa tan trong nước, cholesterol và các chất mỡ như triglyceride phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Vì vậy, khi xét nghiệm lượng mỡ máu ngoài tổng số Cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein , trong đó có 2 loại quan trọng đó là LDL cholesterol (lipoprotein tỷ trọng thấp) “mỡ xấu” và HDL cholesterol (lipoprotein tỷ trọng cao) “mỡ tốt”. Mỡ máu tăng cao khi tỷ lệ LDL cholesterol cao và tỷ lệ HDL cholesterol thấp.

Một thành phần quan trọng khác của mỡ máu đó là triglycerid, còn được gọi là chất béo trung tính, đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất . Nhưng nếu chỉ số tăng cao sẽ gây xơ vữa mạch. Tăng triglycerid thường gặp ở người bị béo phì, lười vận động, đái tháo đường, uống nhiều rượu bia và hút nhiều thuốc lá. Những người bị tăng chỉ số này thường kéo theo tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol.

2. Thế nào gọi là mỡ máu cao ?

Mỡ máu cao xảy ra khi trong cơ thể có sự rối loạn chuyển hóa giữa các cholesterol và triglyceride. Lúc này, nồng độ cholesterol xấu tăng lên, nồng độ cholesterol tốt giảm đi.

Để xác định mình có đang gặp tình trạng mỡ máu cao hay không, bạn cần xét nghiệm nhóm mỡ máu nhằm xác định các chỉ số cholesterol toàn phần, cholesterol tốt, cholesterol xấu, triglyceride.

Các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu:

Nếu các chỉ số trên ở mức khác thường, các xét nghiệm cho kết quả cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, triglyceride cao hơn chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu. Tuỳ vào mức độ tăng cao của các chất trên mà biểu hiện tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. 

3. Tại sao lại tăng mỡ máu ?

Bệnh có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do lối sống sinh hoạt và ăn uống không phù hợp gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu:

  •  Lười vận động, thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc.
  • Uống nhiều rượu bia.
  •  Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật.
  • Nguyên nhân di truyền liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nguyên nhân này gây nên các vấn đề trong chuyển hoá cholesterol, nhất là nhóm LDL.
  • Biến chứng của các bệnh: Tiểu đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột…
  • Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần…

4. Bệnh mỡ máu cao có những nguy cơ gì ?

Việc hạ mỡ máu khi nồng độ mỡ máu cao bất thường là điều rất cần thiết. Bởi mỡ máu cao có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như sau:

Tai biến do mỡ máu cao: Mỡ máu cao gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, các vấn đề về tim mạch nhưng nguy hiểm nhất là tai biến. Nguyên nhân là do các mảng xơ vữa động mạch làm cản trở việc tuần hoàn máu lên não. Não không được cung cấp đủ máu dẫn đến tai biến, đột quỵ.

Tai biến do tắc mạch: Đây là biến chứng chiếm khoảng 80 – 85% các trường hợp tai biến, đột quỵ. Nguyên nhân là do có cục máu đông chèn mạch máu làm mạch máu bị tắc. Các tế bào thần kinh não từ đó dần bị hoại tử. Bên cạnh đó, nếu cục máu đông di chuyển lên não và bị kẹt lại cũng có thể gây tai biến do tắc mạch.

Tai biến do vỡ mạch: Có khoảng 15 – 20% trường hợp tai biến là do vỡ mạch. Điều này xảy ra khi mạch máu não bị vỡ khiến các nhu mô não có máu chảy vào, não bộ bị chèn ép. Người bị xuất huyết não thường nhanh tử vong hơn những trường hợp tai biến khác. Vì vậy, việc giảm mỡ máu khi được chẩn đoán mỡ máu cao là vấn đề hết sức quan trọng.

Nguyên nhân vỡ mạch có thể do động mạch bị dị dạng, bị phình hoặc cũng có thể do cao huyết áp. Ngoài ra, nếu bạn hút nhiều thuốc lá, uống rượu bia, lười hoạt động thể chất, lạm dụng thuốc tránh thai, thừa cân béo phì,… thì cũng có nguy cơ tai biến. 

5. Làm thế nào để giảm mỡ máu

Những thay đổi nhỏ nhất sẽ dần mang đến những hiệu quả cho bạn trong quá trình kiểm soát mỡ máu. Để bảo vệ sức khỏe, tránh những rủi ro do mỡ máu cao gây ra, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau.

5.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Để cải thiện sức khỏe, hạ mỡ máu, bạn có thể bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống như:

  • Hạn chế chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và những sản phẩm từ sữa. Nếu dùng nhiều các thực phẩm này, cholesterol trong máu tăng dẫn đến mỡ máu cao.
  • Loại bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi thực đơn: Thông thường, chất béo chuyển hóa có thể được gọi là dầu thực vật hydro hóa một phần, được ghi rõ trên nhãn mác thực phẩm. Loại chất này có nhiều trong bơ thực vật và bánh quy. 
  • Tăng cường thực phẩm giàu axit béo omega-3: Dù axit béo omega-3 không tác động đến nồng độ cholesterol xấu nhưng chúng tốt cho tim mạch và ổn định huyết áp. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này qua các loại hạt hay cá hồi, cá trích,…
  • Bổ sung thêm chất xơ hòa tan: Các chất xơ hòa tan trong bột yến mạch, táo, lê làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu.
  • Bổ sung thêm whey protein: Nếu được, bạn nên bổ sung thêm whey protein trong các sản phẩm sữa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là một dưỡng chất làm giảm cholesterol xấu và ổn định huyết áp.

5.2 Tăng cường hoạt động thể chất

Các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên dành ít nhất 30 phút/ngày để tập thể dục và ít nhất tập 5 lần/tuần. Ngoài tập thể dục, bạn cũng có thể tập aerobic. Những hoạt động thể chất này vừa tăng lượng cholesterol tốt, vừa ổn định nồng độ cholesterol. Bạn cũng có thể áp dụng một số loại hình tập thể dục như đi bộ mỗi ngày, đi xe đạp, chơi bộ môn thể thao bạn yêu thích.

Giảm cân

Nếu cân nặng bạn không phù hợp, dù chỉ tăng vài pound cũng có thể làm tăng cholesterol. Vì vậy, những thay đổi dù nhỏ nhất cũng có thể giúp giảm mỡ máu và đem lại những lợi ích mà bạn không ngờ tới.

Hãy uống nước lọc thay vì các đồ uống có đường. Nếu bạn muốn ăn nhẹ, bạn có thể ăn bỏng ngô, bánh mì nhưng đừng quên theo dõi tổng lượng calo mà bạn đã nạp. Nếu thèm ngọt, hãy dùng kẹo ít béo.

Bên cạnh chế độ ăn uống, hãy cố gắng tạo nhiều hoạt động hơn như đi thang bộ thay vì thang máy, đi dạo, làm vườn sau khi ngày làm việc thay vì nằm ngay.

Cai thuốc lá

Việc bỏ thuốc lá giúp chỉ số cholesterol tốt tăng lên. Ngoài ra, việc bỏ thuốc còn mang đến những lợi ích nhanh chóng như:

  • Nhịp tim và huyết áp dần hồi phục sau 20 phút kể từ khi bỏ thuốc.
  • Tuần hoàn máu và chức năng của phổi dần được cải thiện sau 3 tháng.
  • Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch giảm 50% sau một năm.

Uống rượu vừa phải

Nhiều nghiên cứu chỉ ra răng uống rượu vừa phải có tác động đến nồng độ cholesterol tốt cao hơn. Tuy nhiên, người ta vẫn không khuyến khích uống rượu. Chỉ nên uống một ly rượu một ngày nếu trên 65 tuổi. Nếu bạn là nam giới dưới 65 tuổi thì có thể uống tối đa hai ly mỗi ngày. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ.

Một số trường hợp dù đã có lối sống lành mạnh nhưng vẫn không đủ để giảm mỡ máu. Những trường hợp này cần có sự chỉ định của bác sĩ để điều trị bằng thuốc. Khi sử dụng thuốc, bạn vẫn cần tiếp tục thực hiện lối sống lành mạnh. Điều đó sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị, giúp bạn chỉ cần dùng liều thuốc thấp nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.

V.Medical Channel tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *