Tình trạng viêm da vào mùa đông là vấn đề da liễu khá phổ biến hiện nay, chúng gây tổn thương nghiêm trọng cho làn da của bệnh nhân. Căn bệnh này còn được biết tới với các cách gọi khác như: chàm dị ứng, hoặc bệnh eczema,… Trong đó, ba dạng viêm da cơ địa thường gặp đó là: do dị ứng, do tiếp xúc hoặc tình trạng viêm da cơ địa sợi bã nhờn.
Xem thêm bài viết : Khám theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai – Hướng dẫn chi tiết
1. Nguyên nhân gây bệnh Viêm da vào mùa đông
Viêm da cơ địa khi trời lạnh là vấn đề nhiều người đang gặp phải thường do các nguyên nhân chính sau :
- Do cơ địa nhạy cảm với điều kiện thời tiết lạnh, khô hanh và độ ẩm tương đối thấp
- Người mắc bệnh dị ứng thời tiền hoặc viêm mũi dị ứng dễ gặp vấn đề da liễu trong những ngày thời tiết thay đổi
- Sử dụng nước quá nóng trong điều kiện thời tiết lạnh giá cũng làm gia tăng nguy cơ bị viêm da
- Sử dụng các chất tẩy rửa có tính sát khuẩn mạnh làm mất độ ẩm của da.
- Yếu tố di truyền, nếu các thành viên trong gia đình từng có tiền sử mắc bệnh, khả năng bạn bị viêm da vào mùa đông là rất cao.
2. Triệu chứng của người bệnh viêm da vào mùa đông
Thông thường, bệnh nhân viêm da vào mùa đông sẽ có một vài triệu chứng như:
- Da mẩn đỏ,
- Xuất hiện các mụn nước nhỏ trên nền ban đỏ
- Các vùng da bị ảnh hưởng bị phù nề, ứ dịch và đóng vảy dạng vảy tiết
- Mụn nước và sẩn đỏ xuất hiện phổ biến nhất ở vùng má, trán, cằm, lan ra thân mình và tay chân trong các trường hợp nặng
- Vào giai đoạn mãn tính, bệnh nhân phải đối diện với tình trạng tăng sừng, liken hóa tạo các mảng nổi gồ lên bề mặt da, ranh giới rõ với vùng da lành
- Mảng liken da lớn thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt trước sau của nếp gấp khuỷu, hố khoeo và vùng gáy
3. Hạn chế bệnh viêm da vào mùa đông như thế nào?
- Uống nước (từ 2-2,5 lít nước lọc mỗi ngày) là một trong những thói quen quan trọng nhất cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Bởi lẽ khi trời lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, da trở nên khô sần, mất nước nên cần cung cấp đầy đủ, kịp thời.
- Tránh chà xát và gãi vùng da tổn thương.
- Bôi kem dưỡng ẩm là rất cần thiết, vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.
- Mặc các loại vải mềm mại, thoáng khí, chẳng hạn như 100% cotton. Nếu muốn mặc len và các loại vải thô khác, hãy mặc một lớp vải mềm bên trong.
- Che chắn cho da cẩn thận khi ra ngoài bằng bôi kem chống nắng. Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không tắm quá lâu, dùng nước quá nóng.
- Tuyệt đối không tắm các loại lá vì khiến da khô hơn do làm thay đổi độ PH da và có chứa nhiều vi khuẩn, chất bẩn gây nhiễm trùng trên da, làm hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Vì vậy, tắm các loại nước lá, đặc biệt là vào mùa đông, là nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da cơ địa.
- Nên tăng cường các loại rau củ, trái cây, chúng không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp vitamin cùng các chất khoáng có lợi cho da. Đặc biệt, vitamin B còn giúp phục hồi những làn da bị khô nẻ, do đó nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối.
- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cần thiết cho không khí.
Lời khuyên bổ ích
Nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa viêm da mà không mang lại hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ da liễu. Da khô cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.